Thực phẩm & đồ uống là một trong những nhóm mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng. Việc dân số nước ta dự kiến đạt 105 triệu người vào năm 2030 đã đặt ra dự báo về nhu cầu ngày càng gia tăng của xã hội đối với mặt hàng này. Mặt khác, các vấn đề về sức khỏe, nhất là giai đoạn hậu Covid-19 đã được người dân ưu tiên hàng đầu, đòi hỏi sản phẩm làm ra phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về mặt chất lượng cũng như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Bài toán đặt ra cho các nhà sản xuất hiện nay là làm sao để vừa tạo ra sản phẩm chất lượng, vừa giải được bài toán về kinh tế.
Để giải quyết vấn đề, họ cần phải xây dựng một hệ thống chế biến áp dụng công nghệ Tự động hóa để đáp ứng năng suất, tối ưu hóa các nguồn lực, hạn chế sự can thiệp của con người và đảm bảo mọi thành phẩm làm ra đều an toàn, đồng đều về chất lượng.
Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và trên thế giới áp dụng thành công điều đó. Cùng nhìn qua một số hệ thống chế biến thực phẩm áp dụng Tự động hóa tiêu biểu tại Việt Nam:
Hệ thống chế biến nước giải khát hoàn toàn tự động của Tân Hiệp Phát, áp dụng công nghệ vô trùng Aseptic của GEA. Quy trình chế biến từ Trích ly nguyên liệu - Lọc ly tâm - Phối trộn - Tiệt trùng UHT cho đến Chiết rót & đóng nắp trong môi trường vô trùng.
Một hệ chế biến sữa với công nghệ và thiết bị hiện đại tại Đồng Nai.
Chi phí đầu tư một hệ thống sản xuất như vậy không hề nhỏ, song lợi ích đem lại về lâu dài cho doanh nghiệp sẽ vô cùng to lớn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thứ nhất, một hệ thống tự động góp phần giảm chi phí vận hành. Thứ hai, nó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất so với các đối thủ. Thứ ba, năng lực sản xuất lớn giúp họ đáp ứng nhu cầu cao của xã hội và xa hơn là xuất khẩu. Cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm và độ an toàn vệ sinh thực phẩm, như đã đề cập ở trên.
Vậy, một hệ thống chế biến Tự động hóa sẽ bao gồm những gì?
2. Những thành phần của một hệ thống chế biến Tự động hóa ngành F&B
Nhìn chung, một hệ thống hoàn chỉnh sẽ bao gồm các phần chính:
- Phần cơ khí: Bao gồm các bồn chứa (bồn nguyên liệu, bồn trộn, bồn thành phẩm...), đường ống, sàn thao tác, các cơ cấu cơ khí.
Hệ thống bồn bể, đường ống của một hệ chế biến sữa
- Máy móc & thiết bị: Bao gồm các cơ cấu chấp hành (valve, pump, motor...), các loại cảm biến (nhiệt độ, lưu lượng, nồng độ, áp suất, mực nước...), các loại máy móc chuyên dụng trong ngành thực phẩm như máy chiết rót, máy đồng hóa, máy ly tâm..., các thiết bị trao đổi nhiệt (THE, PHE)...
Valve tự động (hình trái) và máy đồng hóa (hình phải) của GEA
- Phần điện: Bao gồm các tủ điện công nghiệp và hệ thống dây cáp điện (cáp động lực, cáp tín hiệu) đóng vai trò kết nối giữa máy móc, thiết bị nêu trên với hệ thống điều khiển.
Hệ thống tủ điện & dây cáp điện
- Phần điều khiển: Bao gồm bộ điều khiển PLC, đóng vai trò như một máy tính công nghiệp điều khiển hoạt động của toàn hệ thống theo chương trình đã lập trình sẵn. HMI với vai trò hiển thị & điều khiển. Cao hơn là SCADA với thêm tính năng thu thập và lưu trữ dữ liệu sản xuất.
SCADA
Là doanh nghiệp với hơn 17 năm kinh nghiệm, Hoàng Thịnh đã triển khai thành công hạng mục Điện - Tự động cho rất nhiều khách hàng trong ngành thực phẩm, bao gồm các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như: Vinamilk, Tân Hiệp Phát, Masan, TH, Coca-Cola, Nestle, Nutifood, Pepsico, Kido, AFI, Lothamilk, IDP...
Để hiểu một cách trực quan về các hạng mục Điện - Tự động bao gồm những gì và những giải pháp của Hoàng Thịnh cụ thể ra sao, hãy cùng xem tiếp sơ đồ bên dưới:
3. Những giải pháp Điện - Tự động của Hoàng Thịnh trong hệ thống chế biến thực phẩm
4. Xu hướng Tự động hóa ngành thực phẩm trong tương lai
Tích hợp giải pháp iOT sẽ là định hướng phát triển của các nhà sản xuất trong tương lai. Về cơ bản, đó là việc kết nối giữa các thiết bị, máy móc, cảm biến tại nhà máy lại với nhau và với internet. Dữ liệu hệ thống sẽ được đưa lên một nền tảng đám mây. Tại đây, iOT sẽ thu thập và phân tích chúng, hỗ trợ các nhà quản lý tìm ra phương án cải thiện năng suất hay giải quyết một vấn đề nào đó thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan. Đã có nhiều khách hàng của chúng tôi quan tâm đến giải pháp này.
Việc tích hợp iOT sẽ đem lại một số lợi ích:
- Người dùng có thể truy cập vào hệ thống sản xuất từ bất cứ nơi đâu bằng bất kỳ thiết bị nào thông qua một trình duyệt web. Họ không cần phải có mặt tại nhà máy để có thông tin.
- Đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau, việc tập hợp các dữ liệu vào một nguồn duy nhất (đám mây) sẽ giúp nhà quản lý có một cái nhìn tổng thể về quá trình sản xuất của toàn doanh nghiệp, từ đó tối ưu hiệu quả quản lý.
Tuy vậy, việc tích hợp giải pháp iOT trong chế biến thực phẩm vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam do nhiều yếu tố. Thứ nhất, chi phí đầu tư không nhỏ. Thứ hai, các nhà sản xuất chưa thực sự tin vào khả năng bảo mật của giải pháp này. Thứ ba, các nhà quản lý chưa quen với mô hình quản lý & giám sát từ xa... Vì thế sẽ cần một thời gian nữa để giải pháp này trở nên phổ biến hơn.
5. Kết luận
Trên đây là những giới thiệu của Hoàng Thịnh về việc áp dụng công nghệ Tự động hóa trong chế biến thực phẩm và những giải pháp chúng tôi mang lại cho các khách hàng trong ngành. Nếu các bạn có nhu cầu về những giải pháp, dịch vụ chúng tôi cung cấp, vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới:
- Điện thoại/zalo: 0335 605 772 (Mr. Văn)
- Email: info@hten.vn